Hướng dẫn sử dụng phần mềm codevision avr

SỬ DỤNG PHẦN MỀM CODEVISION AVR

Chào các bạn!
Hôm nay mình xin gửi tới các bạn hướng dẫn sử dụng phần mềm lập trình cho AVR: Codevision AVR.
Nếu các bạn chưa có phần mềm này, các bạn có thể tải về tại link sau:
http://hocdientu.vn/threads/download-codevision-2-05-0-phần-mềm-viết-code-cho-avr.308/ 24.

I.Giới thiệu tổng quan.
CodevisionAVR là một trình biên dịch chéo C, môi trường phát triển tích hợp và bộ tạo chương trình tự động được thiết kế cho họ các vi điều khiển AVR của Atmel.
Chương trình có thể chạy trên các hệ điều hành 2000, XP, Vista và Windows 7 32/64 bit.
Bên cạnh các thư viện tiêu chuẩn C, CodevisionAVR còn có các thư viện dành riêng cho:
-Alphanumeric LCD modules
-Philips I2C bus
-National Semiconductor LM75 Temperature Sensor
-Philips PCF8563, PCF8583, Maxim/Dallas Semiconductor DS1302 and DS1307 Real Time Clocks
-Maxim/Dallas Semiconductor 1 Wire protocol
-Maxim/Dallas Semiconductor DS1820, DS18S20 and DS18B20 Temperature Sensors
-Maxim/Dallas Semiconductor DS1621 Thermometer/Thermostat
-Maxim/Dallas Semiconductor DS2430 and DS2433 EEPROMs
-SPI
-TWI for ATxmega chips
-Power management
-Delays
-Gray code conversion
-MMC/SD/SD HC FLASH memory cards low level access
-FAT acces on MMC/SD/SD HC FLASH memory cards.
CodevisionAVR cũng bao gồm bộ tạo chương trình tự động CodeWizardAVR, nơi cho phép bạn viết một chương trình đơn giản chi trong vài phút, gồm các hàm sau:
-Thiết lập truy cập bộ nhớ ngoài
-Chip reset source identification
-Khởi tạo các cổng Output/Input
-Khởi tạo các ngắt ngoài (External Interrputs)
-Khởi tạo Timers/Counters
-Khởi tạo Watchdog Timer
-Khởi tạo USART (UART)
-Khởi tạo Analog Comparator
-Khởi tạo ADC
-Khởi tạo giao diện SPI
-Khởi tạo giao diện 2 Wire
-Khởi tạo giao diện CAN
-I2C bus, sensor LM75, DS1621 nhiệt kế/nhiệt độ và PCF8563, PCF8583, DS1302, DS1307 khởi tạo đồng hồ thời gian thực.
-Khởi tạo bus 1 dây và các cảm biến nhiệt độ DS1820/DS18S20

-Khởi tạo module LCD

II. Môi trường phát triển tích hợp CodevisionAVR (IDE).

Các thanh cơ bản:

-Thanh Menu bar: chứa các tùy chọn cơ bản, gồmFileEdit, Search, View, Project, Tools, Settings, Help.

-Thanh Project: dùng để complie và build các project.

-Thanh Tools : chứa các nút dùng để Run CodeWinzardAVR, Run debugger,…

-Thanh Setting: Chứa các nút dùng để cái đặt cho IDE, Edittor, Debugger, Programmer, Terminal.

-Thanh View: chứa các tùy chọn thay đổi vị trí các cửa sổ bên dưới.

-Thanh Help.

CodevisionAVR IDE bao gồm các cửa sổ:
-Code Navigator
-Code Information
-Function Call Tree
-Cửa sổ lập trình chính
-Code templates
-Clipboard History
-Messages

Thông thường, chúng ta hay dùng các của số: Code Navigator, Cửa sổ lập trình chính, Messages.
1. Làm việc với các files .
Bạn có thể tạo một file nguồn mới bằng cách sử dụng nút File/View hoặc Ctrl/N. Cửa sổ Create New file hiện ra, bạn chọn Source/OK.

Ta đã có 1 cửa số mới được tạo, tên file mới này mặc định là untitled.c . Bạn có thể sacve file này với 1 tên mới bằng cách sử dụng File/Save As hoăc biểu tượng Save As.

Chú ý:
Ở trên cùng có đượng dẫn tới file đang hiển thị. Để mở lại fil, bạn tìm theo đường dẫn này.

Các thủ tục lưu, sửa, xóa hay đổi tên file khá đơn giản, các bạn có thể tự tìm hiểu.

2. Làm việc với các Project.
Tạo project mới bằng cách vào File/new, cửa số Create New File hiện ra. Ta chọn Project sau đó chọn OK.

Cửa số Con firm xuất hiện, ở đây bạn chọn OK để xác nhận tạo 1 project mới.

Tiếp theo là cửa số CodeWizardAVR dùng để chọn loại chip. Ở đây tôi chọn AT90, AtTiny, Atmega, FPSLIC, cho phép sử dụng các loại vi điểu khiển tương ứng.
Cuối cùng chọn OK để xác nhận.

Cửa số CodewizardAVR xuất hiện. Trong cửa số này, cho các bạn những tùy chọn thiết lập ban đầu cho vi điểu khiển của mình.

Chúng ta chú ý đến các thẻ ở phía dưới bên trái trước.

Thẻ Chip: với các tùy chọn loại chip, chọn xung Clock, Clock Prescaler Divider, và Check Reset Source

Ở đây tôi chọn Atmega8 với Clock 8Mhz.

Thẻ Ports: ở đây đã có các port tương ứng với loại vi điểu khiển bạn chọn. trong trường hợp này, tôi đã chọn Atmega8 nên các Port gồm B,C,D. Ở mỗi Port lại có các tùy chọn, giúp bạn chọn chiều của port (Data Direction) và giá trị của Port đó (Pullup/Output Value).
Với Data Direction: Out là đầu ra, In là đầu vào
Với Pullup/Output Value: 0 là mức thấp, 1 là mức cao, P là có trở treo, T là không dùng trở treo.

Ví dụ ở đây: PORTB.1 là Input và không dùng trở treo, PORTB.2 là Output và ở mức thấp

Các Port khác làm tương tự.

Thẻ Externa IRQ: Thẻ này cho phép chọn ngắt.

Ứng với mỗi vi điều khiển lại có số lượng ngắt khác nhau, ở đây tôi chọn Atmega8 vì thế chỉ có 2 ngắt là INT0 và INT1.

Tích vào ngắt bạn chọn, sẽ xuất hiện thêm tùy chọn Mode. Đây là tùy chọn chế độ xảy ra ngắt.

Có các tùy chọn: Low level (ngắt khi ở mức thấp), Any Change (ngắt với bất kì thay đổi nào), Falling Edge (ngắt khi có xung xuống), Rising Edge (ngắt khi có xung lên).

Hết phần 1.
các bạn có thể xem tiếp phần 2 tại:
http://hocdientu.vn/threads/hƯỚng-dẪn-sỬ-dỤng-phẦn-mỀm-codevision-avr-phần-2.2184/#post-11287  .
Hoặc tải file hướng dẫn full bằng PDF tại:
http://www.fshare.vn/file/DR0ZPN6C7H/ 

Chúc các bạn thành công

 

Thiết kế web bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN