Chế quạt không cánh siêu mát- Banlinhkien.com

Chào mừng các bạn quay trở lại với bài viết của channel banlinhkien chuyên mục review, bài viết  ngày hôm nay mình và các bạn sẽ cùng chế 1 chiếc quạt khá động đáo, có thể dùng thoải mái khi mất điện mà hình dáng của nó thì lại vô cùng độc đáo, thổi gió không cần cánh quạt luôn. Thổi khá mạnh và mát luôn. Và tên của chiếc quạt này đó là quạt không cánh tích điện. nguyên lí hoạt động, cấu tạo và cách làm chiếc quạt này như thế nào? Mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu trong phần sau: 

Bước đầu tiên luôn là chuẩn bị, các bạn cần có các tấm fomex để làm khung cho quạt. các bạn có thể dùng bìa cứng cũng được. ở đây mình dùng tất cả khoảng 5 tấm fomex, số lượng tùy vào kích thước quạt của các bạn. Ở đây mình dùng 2 loại fomex đó là fomex a4 3mm và a4 5mm, loại a4 3mm mỏng nên dễ uốn tròn hơn

.

iếp đến đó là mình sẽ sử dụng vài viên pin 18650 để làm nguồn điện cũng như lưu trữ điện để sử dụng khi không tiện cắm vào ổ điện hoặc mất điện chẳng hạn. ở đây mình tận dụng vài viên pin khá cũ nhưng vẫn còn chạy rất tốt, càng nhiều pin thì tích điện càng lâu hơn .

Tiếp đó để quạt có thể thổi gió thì mình sẽ sử dụng 1 chiếc động cơ mini 3-6v V1 có giá bán 10.000 vnđ thôi.

Và mặc dù tên là chiếc quạt không cánh nhưng mà chúng ta cũng vẫn cần đến 1 cái cánh quạt Để có thể tạo gió, ở đây mình sử dụng một cánh quạt thổi gió 56mm trục 2mm có giá 5.000vnđ, hoặc các bạn có thể tự chế bằng cách uốn nhựa để tạo thành cánh quạt giúp tiết kiệm chi phí chẳng hạn.

Tiếp đến đó là một mạch sạc pin có bảo vệ TYPE-C dùng để sạc cho mấy quả pin đó.

Cuối cùng mình sẽ sử dụng 1 công tắc bập bênh 19x12mm có giá bán 3.000vnđ để làm công tắc nguồn, phòng trường hợp quạt thổi lạnh quá thì có thể tắt được. Vừa rồi là tất cả các vật liệu để làm lên chiếc quật bây giờ mình và các bạn sẽ bắt tay vào làm nào.

Bước đầu tiên mình sẽ làm phần khung cho chiếc quạt này bằng fomex. Theo kích thước của mình thì mình cắt 1 tấm có kích thước 8x8cm, 2 tấm 8x11cm, và 2 tấm 7x11cm.

Sau khi vẽ ra mình sẽ dùng dao dọc giấy để cắt tất cả các hình này ra, để được những tấm như thế này. Với 2 tấm cạnh bên có kích thước 7x11cm mình sẽ đục ra thêm 4 lỗ hình chữ nhật nữa để làm chỗ hút gió cho quạt. tiếp theo 

Mình dùng keo nến để có thể cố định các cục pin vào tấm ở đáy.

Sau khi cố định được pin, mình sẽ bắt đầu hàn dây điện các cực của pin, mình hàn kiểu nối nối tiếp 3 quả pin lại với nhau để giữ nguyên mức điện áp và tăng dung lượng.

Sau khi hàn mình sẽ tiếp tục với việc gắn cố định 3 mặt cạnh của của phần đế lại với nhau băng keo 502.

Tiếp đến Mình sẽ gắn công tắc bập bênh vào 1 bên mặt đã được mình đục lỗ sẵn và mình cũng sẽ sử dụng keo 502 để cố định công tắc này lại.

Ở mặt đối điện, thừa giấy vẽ voi, mình có sẵn 1 chiếc đồng hồ đo vôn nên mình sẽ gắn luôn cái đồng hồ này vào đây để biết được mức điện áp còn lại của pin.

Sau khi hoàn tất các công đoạn trên mình sẽ ướm thử động cơ và quạt vào bên trong. Mình cắt phần fhomex thừ a ban đầu để làm giá đỡ trục động cơ. Nhưng chỉ 1 giây bất cẩn, tự nhiên giao dọc giấy nó chém mình 1 phát các bạn ạ, các bạn chú ý an toàn nhé.

bây giờ mình sẽ test chiếc động cơ này xem nó có chạy không nhé, đó, động cơ chạy khá mạnh, lượng gió thổi ra khá lớn. Mình sẽ tận dụng 2 miếng fomex thừa làm gá đỡ trục cho động cơ. Sau đó ướm thử đo kích thước phù hợp với chiếc hộp rồi cắt đi phần thừa để có thể vừa với hộp, và dùng keo gắn cố định trục đỡ vào hộp. Gắn cánh quạt và lấy nguồn trực tiếp từ pin để test thử lượng gió và tiếng của động cơ, quạt trong hộp gió thổi cũng khá mát, và mạnh, tiếng ồn cũng k lớn lắm.

tiếp theo mình sẽ hàn dây kết nối các linh kiện lại với nhau. Đầu tiên là hàn dây âm nguồn từ pin vào với dây âm của đồng hồ và vào 1 chân của động cơ. Cực dương của pin sẽ được hàn với một chân của công tắc bập bênh. Và chân còn lại của công tắc sẽ được hàn với chân còn lại của động cơ. Làm gần xong xuôi mình mới nhớ đến mạch sạc. mình hàn âm nguồn pin với chân âm trên mạch sạc, về chân dương mạch sạc mình sẽ hàn chung với chân dương pin trên công tắc bập bênh.

Mình sẽ dùng keo nến để cố định phần mạch này với phần vỏ hộp.

Sau khi gắn xong mạch sạc, mình gắn nốt cạnh còn lại vào để hoàn thiện phần chân đế quạt.

Sau khi hoàn thiện chân quạt mình sẽ làm phần lồng quạt. Mình sẽ vẽ một hình tròn có đường kính 19cm lên 1 tấm fhomex 5mm, và cắt hình tròn này ra.

Tạo thêm 1 hình tròn nữa có kích thước tương tự. Sau đó với 1 hình tròn mình sẽ cắt ra một hình tròn có đường kính 14cm, hình tròn còn lại mình sẽ cắt 1 hình tròn bên trong với đường kính 15cm để được như thế này. Đo và cắt bớt góc tròn, tạo thành mặt phẳng để có thể gắn với phần đế quạt như thế này. Sau đó mình sẽ làm vành trong của quạt có chiều rộng 4,5cm. Làm tương tự với phần vành quạt còn lại. tiếp theo gắn phần vành ngoài của quạt có độ rộng 7cm vào phần vành ngoài.

Rồi gắn 2 phần với nhau tạo phần lồng hoàn chỉnh cho quạt.

Vậy là mình Đã hoàn thành xong 2 phần chân đế quạt và phần lồng quạt rồi, bây giờ mình sẽ gắn chúng lại với nhau để hoàn thiện chiếc quạt không cánh này. Cuối cùng chiếc quạt không cánh cũng đã được hoàn thiện rồi. Mình sẽ thử độ mát của quạt nào. Các bạn có thể gió thổi từ chiếc quạt này ra là tờ giấy bay rất mạnh, chứng tỏ lượng gió thổi ra cũng khá lớn, mình cảm thấy khá mát, nhưng mà quạt hơi nhỏ nên diện tích gió thổi k được rộng cho lắm, được có 1 khoảng thôi. Phần gió sẽ được thổi ra từ phần khe hở ở giữa này. 

Vừa rồi mình đã làm 1 chiếc quạt không cánh khá độc đáo từ rất nhiều vật liệu đơn giản và chi phí cũng không quá cao. Chiếc quạt này các bạn có thể sử dụng khi mất điệ thì thật quá là tuyệt vời. Các bạn thấy chiếc quạt này thế nào, có thể để lại ý kiến phía bên dưới cho mình biết. Còn về cá nhân mình tạo ra chiếc quạt này cũng là khá mát dù có một chút không cẩn thận bị đứt tay. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, bây giờ xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau của banlinhkien.

Thiết kế web bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN