- Giới thiệu Công ty
- TẦM NHÌN - SỨ MỆNH - GIÁ TRỊ CỐT LÕI
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
- HỆ THỐNG CỬA HÀNG
- BANLINHKIEN THAY ĐỔI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
- BanLinhKien chung tay đóng góp cho cộng đồng người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2-9
- Chứng Nhận Nhà Cung Cấp Golden Relay
- Thông báo nghỉ lễ 30/4-1/5
- Nhà Phân Phối Độc Quyền YU HONG TECHNOLOGIES
- Workshop Kỹ thuật và tiêu chuẩn trong thiết kế mạch in
- Mua Hàng Và Chính Sách
- Chia sẻ - Kinh nghiệm
- Danh sách các đại lý và nhóm Zalo của BLK
- Chế quạt điều khiển từ xa phun sương giải nhiệt mùa hè siêu dễ, siêu rẻ
- Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Module Chuyển Nhiệt TEC (Sò Nóng Lạnh)
- Bộ Kit Học Tập Arduino UNO R3 Cơ Bản
- Bluetooth HC-05 Và SocKet Bluetooth HC05 HC06
- Phân Biệt Servo SG90 180 Độ Và 360 Độ
- Hướng Dẫn Nạp USBisp : Cách nạp chương trình cho ATmega16 ATmega32 với mạch nạp USBISP
- Cách nạp chương trình cho ATmega8 với mạch nạp USBISP
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm codevision avr
- Bộ Kit Học Tập Arduino UNO R3 Cơ Bản
- Thông tin khuyến mãi
- Tuyển Dụng
Chế máy phun sương 220V - Phun sương siêu khỏe- Banlinhkien.com
Chào mừng các bạn đến với bài viết của bạn linh kiện.
Vào những ngày hè nóng nực, chúng ta có rất nhiều cách để làm mát hạ dịu đi những cái nóng 39, 40 độ cc, như dùng quạt, dùng điều hòa, phun sương sương và rất nhiều cách làm mát khác. Trong số đó mình thấy làm mát bằng cách phun sương là cách hạ nhiệt khá hiệu quả, nó tạo độ ẩm, làm dịu đi không khí nóng nực. Chính vị vậy trong video ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một bộ tạo sương siêu âm 25W full chức năng.
Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của nó, và cùng mình chế 1 bộ phun sương nho nhỏ để sử dụng xem nó hiệu quả như thế nào nhé.
Các bạn đã sẳn sàng chưa, chúng ta bắt đầu thôi nào.
Trên tay mình đang là bộ bộ tạo sương siêu âm 25W full chức năng, đây là mạch phun sương dùng trong bộ phun sương con ếch dùng khá nhiều trên thị trường. Nếu như con ếch phun sương của bạn bị hỏng thì bạn có thể thay thế bằng chiếc mạch này. Mạch chia làm 2 phần chính, Bạn có thể mua lẻ phần đầu phun sương hoặc mua lẻ phần khối nguồn để thay thế và sửa chữa cho con ếch của bạn.
Ngoài ra chúng ta còn có 1 bóng led báo hiệu hoạt động, 1 biến trở điều chỉnh độ mạnh nhẹ khi phun sương, 1 công tắc từ cảm biến để bất tặt bộ phun sương khi cạn nước. Tất cả các loại trên đều kết nối theo dạng module nên rất dễ kết nối. chỉ việc cắm và sử dụng.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khối nguồn của bộ tạo sương siêu âm này. Khối nguồn này sử dụng trực tiếp nguồn 220V AC thông qua biến áp để chuyển về nguồn 12v và 34V để chạy khối tạo sương phía trên. Chúng ta sẽ thấy ở đây sẽ có 1 chân Nóng và chân Lanh, 2 chân này chúng ta cấp nguồn 220V AC vào. Phía bên này chúng ta sẽ thấy 1 giắm 3 chân trắng để cấp nguồn ra cho khối đầu phun sương, 3 cân này bao gồm GND, 12V, và 34V. Ngoài ra chúng ta còn có 1 chân ra dự phòng 12V các bạn có thể hàn để sử dụng nguồn riêng củng được.
Về phần khối phun sương, Ở mặt trước chúng ta sẽ thấy 1 miếng kim loại màu đen, có tác dụng tạo độ chắc chắn cũng như để tản nhiệt cho con transistor BU406 phía sau.
ở đây còn có 4 lỗ, 4 lỗ này sẽ dùng để bắt vít giữ modul tạo sương với phần đựng nước, ở đây còn có 1 gioăng cao su để chống rò rỉ nước ra bên ngoài khi lắp với phần đựng nước phía trên. Phần màu trắng tròn ở phía giữa đây chính là phần đầu tạo sương, hay nói rõ hơn đây chính là loa siêu âm, loa thạch anh, tạo giao động để bẻ gẫy liên kết của phân tử nước, biến dạng nước thành dạng sương. Quay sang mặt sau thì chúng ta sẽ thấy mạch điều khiển để tạo sương. Ở đây chúng ta sẽ thấy có khá nhiều jump cắm để kết nối.
Đầu tiên là jump 2 chân để kết nối quạt, thích hợp với các loại quạt tản nhiệt 12v, rất tiện luôn khi chế các bạn không phải dùng nguồn riêng. Tiếp theo là jump 3 chân trắng để kết nối nguồn với module tạo sương. Jump đỏ 3 chân dùng để kết nối với đèn led báo. Jump đen 3 chân dùng để kết nối với công tắc từ. Cuối cùng là jump trắng 4 chân để kết nối với biến trở điều chỉnh độ tạo sương. Đây chính là con transistor Bu406, 1 linh kiện không thể thiếu trong các mạch phun sương, và cũng là linh kiện dễ chết nhất, nếu mạch phun sương của bạn bị hỏng thì thứ bạn nghi ngờ đầu tiên chính là con BU406 này, khi họa động nó khá nóng, tản nhiệt k tốt là rất dễ ra đi.
Và phần tiếp theo thì mình sẽ dùng chính bộ sản phẩm này để chế 1 chiếc máy phun sương, chúng ta sẽ cùng chế nào. Đầu tiên là phần chuẩn bị, 1 bộ tạo sương siêu âm full chức năng 25W. Tiếp theo là 1 chiếc hộp nhựa để chứa nước, bạn có thể dùng hộp nào bạn sẵn có cũng được, trong video này mình sẽ sử dụng hộp nhựa thông minh kigi .
Tiếp đến là Keo 2 thanh phần AB, mình sẽ dùng loại keo này để dính bề mặt liên kết các bộ phận, loại keo này chống rò nước khá tốt, ở đây mình có sẵn keo màu đen nên sẽ dùng loại màu đen này, còn nếu các bạn dùng thì nên dùng loại keo trong suốt thì đẹp hơn, có tính thẩm mĩ cao hơn.
Tiếp theo là 1 quạt 12V 4x4 để tạo gió, thổi sương ra bên ngoài.
Nam châm để sử dụng với cảm biến từ. Cuối cùng là 1 dây cắm điện AC 220V để cấp nguồn cho bộ nguồn. và đó là tất cả các linh kiện các bạn cần chuẩn bị.
Đầu tiên về phần hộp nhựa này mình sẽ cắt ra làm 2 phần, 1 phần chứa nước và 1 phần chứa nguồn điều khiển ở bên dưới. Vậy là mình đã tách xong thành công 2 phần với nhau rồi.
Ở đây thì mình đã có cắt sẵn 1 tấm nhựa dùng để làm tấm ngăn cách cho phần hộp nhựa trên và dưới, đảm bảo nước có bị rò cũng sẽ không rò bên trong hộp, gây nguy hiểm vì mạch sử dụng nguồn điện 220v trực tiếp.
Trên tấm nhựa này mình đã đánh dấu và cắt đường tròn để lắp mắt phun sương. tiếp theo mình sẽ dùng keo 2 thành phần để cố định mắt phun sương với miếng nhựa. Do mình lấy nhầm keo loại màu đen nên nhìn nó khôngđược đẹp lắm, nhìn rất giống xi măng, các bạn nên dùng loại keo 2 thành phần trong suốt để nhìn đẹp mắt hơn nhé.Trước khi bôi keo 2 thành phần thì mình sẽ dùng keo 502 để cố định chúng trước, sau đó thì bôi keo 2 thành phần vào, sao cho keo được phủ kín, đảm bảo không rò rỉ nước. Vậy là mình đã tra kheo thành công, giờ chúng ta đợi cho keo khô rồi làm tiếp nhé.
Keo khô rồi giờ chúng ta sẽ nối phần miếng nhựa đáy này với phần trên của hộp chúng ta cắt lúc nãy. Trước tiên mình vẫn cố định bằng keo 502 trước. Tiếp tục trộn kéo 2 thành phần để gắn phần đế với hộp lại với nhau, vẫn phải đảm bảo đều keo , không có khoảng hở, tránh nước rò xuống bên dưới. Vậy là mình đã gắn chúng lại với nhau xong.
Giờ mình sẽ khoan 1 lỗ để gắn quạt vào thổi sương ra.
Bây giờ mình sẽ cố định chiếc quạt này lại với vỏ hộp,
Tiếp theo chúng ta sẽ gắn phao cho bộ tạo sương, do chiếc phao của cảm biến từ này rất khó chế, các bạn sẽ phải chế 1 chiếc phao bằng nam châm, có tác dụng khi đủ nước thì sẽ nổi phao nam châm lên, kích hoạt cảm biến từ, cấp nguồn cho bộ phun sương chạy và ngược lại nước cạn thì sẽ ngắt dòng điện, tạm dừng hoạt động. nên ở đây mình có dùng 1 chiếc phao cảm biến sẵn để cho dễ dùng hơn.
Mình cũng đã khoan sẵn 1 lỗ để lắp phao rồi, bây giờ chúng ta sẽ lắp phao vào. Và vẫn sử dụng keo 502 và keo 2 thành phần để cố định chúng lại với nhau. Vậy là mình đã găn xong giờ đơi keo khô thôi, trong lúc đợi keo khô thì mình sẽ khoan 1 lỗ để gắn biến trở.
Khoan xong thì mình sẽ lắp biến trở vào. Tiếp theo mình khoan thêm 1 lỗ nữa để lắp led, giờ mình sẽ lắp led vào. Tiếp theo mình sẽ cố định nguồn bằng keo nến. Tiếp theo mình sẽ khoan 1 lỗ để luồn dây nguồn vào, và 1 lỗ ch dây quạt.
ây giờ chúng ta bắt đầu nối dây nguồ nhé, hàn 2 dây vào đầu nóng lạnh của mạch. Sau khi xong dây nguồn thì mình sẽ chuyển sang cắm các cổng kết nối của nó lại với nhau. Tiếp đến là quạt do mình không có jump cắm nên mình sẽ hàng trực tiếp nó vào mạch. Vậy là mình đã kết nối xong mọi thứ cần thiết rồi. Giờ thì mình sẽ nối 2 phần hộp lại với nhau, mình sẽ dùng kéo 502 để gắn chúng, sau đó mình dùng băng keo quấn lại để che đi phần khuyết điểm keo 2 thành phần màu đen bên cho đẹp mắt. các bạn có thể phun sơn hoặc dán đề can lên thì sẽ đẹp hơn . Bây giờ mình sẽ lắp thêm cho biến trở 1 núm xoay cho dễ sử dụng. Ở phần nắt hộp mình cũng đã khoan 1 lỗ để lắp phần ống thổi đầu phun sương ra, mình sẽ cố định chúng bằng keo nến.
Vậy là hoàn thành rồi, bây giờ chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng lượng sương do bộ sản phẩm này tạo ra nhé. Khi cắm nguồn, nếu chưa có nước, chưa hoạt động thì bóng led bên dưới sẽ sáng màu đỏ, bây giờ mình sẽ đổ nước vào nhé. Khi phao nước nổi lên chạm vào cảm biến thì bộ phun sương chuyển sang màu xanh và bộ phun sương bắt đầu hoạt động. Vặn chiết áp để điều chỉnh lượng sương, các bạn lưu ý chiết áp này điều chỉnh lượng sương tạo ra chứ không điều khiển được tốc độ quạt gió các bạn nhé.
Và vừa rồi mình và các bạn đã tìm hiểu về bộ phun sương full chức năng 25w, các bạn thấy bộ phun sương này như thế nào hay sản phẩm mình vừa chế cần cải thiện gì them thì hãy để lại bình luận xuống bên dưới nhé….